Về Chúng Tôi

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2023

Phát sốt loài cá cóc "hậu duệ khủng long", riêng có ở Việt Nam

11:19

Cá cóc Tam Đảo - loài bò sát quý hiếm có giá trị khoa học cao, được coi là “hậu duệ” của loài khủng long đã tuyệt chủng trên thế giới. Hiện loài động vật đặc hữu này được

liệt vào Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ.


Cá cóc Tam Đảo có thân hình kì lạ, hoa văn đẹp. Cơ thể chúng dài giống như thằn lằn, có đuôi dẹp và da thiếu vảy. Lưng cá có màu đen, bụng màu đỏ da cam có những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Chiều dài cá cóc Tam Đảo khoảng 144 - 206, 5mm.


Cá cóc Tam Đảo cái thường lớn hơn con đực. Đặc biệt vào mùa sinh sản ở cá cóc đực có một dải xanh sáng chạy suốt hai bên mặt đuôi, mép đuôi thường đỏ da cam, nhất là phần gần hậu môn. Trong nước, cá cóc bơi chủ yếu bằng những uốn lượn của đuôi, chân áp sát thân mình.


Cá cóc Tam Đảo là loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam. Chúng được tìm thấy tại các suối trên dãy Tam Đảo nằm giữa ba tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và khu vực Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Đây là loài có giá trị lớn về mặt khoa học, thẩm mỹ, làm cảnh và du lịch.


Cá cóc Tam Đảo là loài ăn tạp, thành phần thức ăn gồm các loài thảo mộc, côn trùng (ấu trùng và dạng trưởng thành), trứng ếch nhái, ốc, nòng nọc, cá con, rêu...


Cá cóc đẻ vào cuối đông đầu xuân (tháng 1 - 4). Sự thụ tinh của cá cóc Tam Đảo là sự thụ tinh trong không hoàn toàn diễn ra trong môi trường nước. Ngoài tự nhiên, sau khi thụ tinh xong, cá cóc cái bò lên cạn đẻ trứng ở các đám lá mục, ẩm dưới các tảng đá cách suối không xa.


Cá cóc cái đẻ nhiều lần trong một vụ, đẻ cả ban ngày và ban đêm, mỗi lần đẻ với số lượng trứng rất khác nhau (từ 2 - 36 quả). Tỷ lệ nở của trứng và sự phát triển của nòng nọc phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ môi trường, nhiệt độ thích hợp nhất từ 17- 27 độ C .


Nòng nọc có mầu đen. Ở giai đoạn này cá cóc thường bò lên cạn (trong tự nhiên giai đoạn này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ).


Cá cóc Tam Đảo sống ở các suối chảy chậm và hồ nước. Chúng ưa sống ở những vực nước sâu và trong, hoạt động và kiếm ăn ban ngày.


Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây nạn săn bắt loài này để sử dụng vì mục đích đông dược cùng tình trạng khai thác rừng bừa bãi và phát triển du lịch ồ ạt, đã làm cho môi trường sống của loài cá này ngày càng suy giảm.


Mặc dù đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và các văn bản pháp quy của nhà nước nhưng chúng không tránh khỏi bàn tay hủy diệt của con người. Số lượng loài cá này đã suy giảm trên 50% trong 10 năm gần đây, hiện còn ít trong thiên nhiên.


Hiện nay, các nhà khoa học đang tiến hành đưa cá cóc con nuôi thử nghiệm trong môi trường bán tự nhiên tại các suối, hồ vùng núi Tam Đảo, giúp cá cóc thích nghi dần với điều kiện môi trường sống tự nhiên.


About Us

Recent

recentposts

Random

randomposts